Tin tức

Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ

Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ

Trong cuộc sống hiện nay, việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp hoặc khởi kiện đòi nợ cá nhân có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi các biện pháp thu hồi thông thường không thành công, việc kiện ra tòa để đòi nợ là biện pháp cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ, từ việc chuẩn bị tài liệu cho đến việc tham gia phiên tòa.

Bước 1. Chuẩn bị tài liệu khởi kiện

Trước khi khởi kiện ra tòa để đòi nợ, bạn cần chuẩn bị tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ việc. Điều này bao gồm hợp đồng, biên lai thanh toán, hóa đơn, thư từ liên quan đến đòi nợ, và bất kỳ tài liệu nào chứng minh quyền và nghĩa vụ của bạn và bên bị kiện.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện.

Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.”

Theo đó, nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện.

Về thời hiệu khởi kiện nếu có tranh chấp hợp đồng, Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu cần biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Đối với khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo hợp đồng thương mại, Điều 219 Luật thương mại 2005 quy định thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật Thương mại.

Bước 2. Soạn đơn khởi kiện và hồ sơ khởi kiện

Sau khi đã thu thập đủ tài liệu và chứng cứ, bạn cần soạn đơn khởi kiện để nộp đến tòa án có thẩm quyền. Đơn này là tài liệu chính mà bạn sẽ nộp tới tòa án để khởi đầu quá trình kiện tụng. Đơn khởi kiện cần nêu rõ vấn đề của bạn, các yêu cầu đòi nợ, và đưa ra lập luận dựa trên tài liệu và chứng cứ bạn đã chuẩn bị.

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ bạn có thể tham khảo tại đây.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định;
  • Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu khác có liên quan;
  • Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác.

Bước 3. Nộp hồ sơ khởi kiện tới tòa án

Sau khi soạn đơn khởi kiện, bạn cần nộp đơn khởi kiện đòi nợ tới tòa án có thẩm quyền, thông thường sẽ là Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Bạn sẽ cần đóng tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và xác minh thông tin từ đơn khởi kiện của bạn.

Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ, các phương thức người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa;
  • Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 4. Thông báo cho bên bị kiện

Sau khi đơn khởi kiện đòi nợ được thụ lý, tòa án sẽ thông báo cho bên bị kiện về việc kiện tụng. Bên bị kiện (Bị đơn) có quyền phản hồi thông qua việc nộp đơn phản hồi hoặc bằng cách tham gia quá trình tố tụng dân sự.

Bước 5. Tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự

Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 đến 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.
  • Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.
  • Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.
  • Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực khi không bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật. Bản án sau khi có hiệu lực sẽ được các bên tự giác thực hiện hoặc có sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án.

Bước 6. Thi hành án

Sau khi có được bản án có hiệu lực pháp lý chúng ta cần phải chuyển sang cơ quan Thi hành án dân sự để thi hành. Để việc thi hành bản án được thuận lợi trước tiên cần phải thu thập các tài sản, các số tài khoản ngân hàng của bên nợ. Điều này sẽ giúp cơ quan thi hành án xử lý thi hành được bản án một cách nhanh nhất.

Như vậy, thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ là một bước quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trong các hợp đồng, giao dịch. Việc này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và am hiểu về quy trình pháp lý. Hãy luôn tìm kiếm sự tư vấn pháp luật nếu cần để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng thủ tục và có cơ hội thành công trong quá trình kiện tụng.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến tất cả các bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đến 

Công ty Luật TNHH Đại Việt

Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội

Luật sư Phạm Xuân Dương– Phó giám đốc

Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166

Email: xuanduong@luatdaiviet.vn

Các từ khóa liên quan; khởi kiện đòi nợ cá nhân. kiện dân sự đòi nợ. kiện ra tòa để đòi nợ. khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp. kiện đòi nợ. kiện đòi nợ dân sự. khởi kiện đòi nợ. thủ tục khởi kiện đòi nợ. hướng dẫn khởi kiện đòi nợ. soạn thảo đơn khởi kiện. quy trình khởi kiện đòi nợ. thụ lý đơn khởi kiện. xét xử sơ thẩm vụ kiện. xét xử phúc thẩm vụ kiện. thi hành bản án. Thi hành án.

Tham khảo:

 

Dịch vụ khác

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mỗi Dự án đầu tư sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng biệt, việc điều chỉnh mục tiêu dự án đầu tư sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của Nhà đầu tư hoặc...
Xem chi tiết

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất phân phối mỹ phẩm

SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI MỸ PHẨM ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Hiện nay, thị tường mỹ phẩm tại Việt Nam đang hoạt động cực kì năng động trong các năm gần đây. Tỷ lệ người dùng mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên...
Xem chi tiết

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

GIA HẠN THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐÃ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Khi hết thời hạn hoạt động của Dự án đầu tư mà Nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư cần thực hiện gia hạn....
Xem chi tiết