Tranh chấp, mâu thuẫn là không thể tránh khỏi trong các hoạt động thương mại. Vậy có những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại nào? Cùng khám phá qua bài viết ngay sau đây của VnLaw bạn nhé!
Thương lượng giữa các bên
Là hình thức giải quyết bằng việc các bên tự bàn bạc, thỏa thuận những mâu thuẫn phát sinh. Mục đích nhằm loại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba. Quá trình này không chịu sự ràng buộc của pháp luật về trình tự giải quyết.
Kết quả này hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của hai bên. Nó cũng không có bất kỳ cơ chế bảo vệ nào đối với việc thực thi thỏa thuận.
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải
Là hình thức mà giữa hai bên có một bên trung gian thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải. Nó có chịu ảnh hưởng bởi các quy định của pháp luật.
Để hòa giải cần tuân thủ một số nguyên tắc hòa giải sau:
– Các bên tham gia phải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
– Các thông tin liên quan phải được giữ bí mật. Trừ các trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản hoặc quy định khác của pháp luật.
– Nội dung không trái pháp luật, đạo đức, không trốn tránh nghĩa vụ. Đồng thời không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Các tranh chấp sẽ được giải quyết bằng hòa giải nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Có thể thỏa thuận giải quyết bằng hòa giải vào bất cứ thời điểm nào của tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Là phương thức giải quyết do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bao gồm:
– Nếu thỏa thuận không vi phạm điều cấm, đạo đức thì trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của hai bên
– Trọng tài phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật
– Các bên đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trọng tài cần tạo điều kiện để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
– Hình thức này được tiến hành không công khai, trừ khi hai bên có thỏa thuận khác
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều kiện giải quyết tranh chấp
– Giải quyết bằng Trọng tài nếu có thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Nếu có thỏa thuận mà cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi thì thỏa thuận vẫn có hiệu lực với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật. Loại trừ các bên có thỏa thuận khác.
– Nếu tổ chức có thỏa thuận mà bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức. Thì thỏa thuận vẫn có hiệu lực với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức. Ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:
– Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
– Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
– Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
– Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
– Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
– Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
– Phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại
– Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
– Chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty với người chưa là thành viên
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty và các nội dung liên quan trong nội bộ công ty
– Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm:
– Giải quyết tranh chấp là gì? Các phương thức giải quyết tranh chấp
– Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?
Trên đây là những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại thường được sử dụng khi có tranh chấp phát sinh. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ đem lại sự hiểu biết nhất định về cách giải quyết tranh chấp thương mại. Ngoài ra, nếu bạn cần thêm thông tin về giải quyết tranh chấp. Hãy liên hệ với VnLaw để được tư vấn nhé!