Nguyên tắc và kỹ năng soạn thảo hợp đồng
Soạn thảo hợp đồng là bước vô cùng quan trọng trước khi các bên tiến hành ký kết Hợp đồng. Để tránh những rủi ro không đáng có thì Luật Doanh Nghiệp sẽ hướng dẫn bạn nguyên tắc và kỹ năng soạn hợp đồng trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về hợp đồng và những điều cần biết
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự giữa hai bên (Theo quy định điều 385 BLDS). Hợp đồng có thể giao kết bằng miệng hoặc bằng văn bản. Trong bài viết này chúng tôi đề cập tới hợp đồng được giao kết bằng văn bản giữa hai bên.
2. Đặc điểm của hợp đồng
- Hợp đồng là sự thỏa thuận của ít nhất 2 bên với nhau, là sự tự nguyện và phù hợp pháp luật.
- Là sự kiện pháp lý phát sinh các hậu quả pháp lý.
- Nội dung giao kết là quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Mục đích của hợp đồng là đảm bảo quyền lợi các bên liên quan.
Hợp đồng là gì?
3. Nguyên tắc khi soạn thảo hợp đồng
Để soạn thảo được một hợp đồng đúng pháp luật và đáp ứng nhu cầu bạn cần chú ý các nguyên tắc sau:
Đối với hợp đồng dân sự
- Đảm bảo giao kết thực hiện trên sự thỏa thuận tự nguyện, bình đẳng, trung thực của các bên
- Hợp đồng có thể là lời nói, văn bản cụ thể hay hành vi nào đó.
- Hợp đồng phải được viết dựa trên các quy định trong Luật Dân sự 2015
Đối với hợp đồng kinh tế, thương mại
- Chủ thể trong hợp đồng là hai pháp nhân với nhau hoặc cá nhân với pháp nhân.
- Mục đích của một trong các chủ thể trong hợp đồng là lợi nhuận.
- Hợp đồng kinh tế bắt buộc bằng văn bản cụ thể.
- Nội dung hợp đồng phải theo quy định Luật Thương mại, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các luật có liên quan.
Nguyên tắc chung khi soạn thảo hợp đồng
Nguyên tắc 1: Mỗi hợp đồng chỉ điều chỉnh một nội dung nào đó để tránh trường hợp nhầm lẫn hay sai sót thông tin.
Nguyên tắc 2: Nội dung hợp đồng phải đảm bảo cả hai bên đã thống nhất, sau đó mới ghi vào hợp đồng.
Nguyên tắc 3: Khi soạn thảo hợp đồng thì không sử dụng ký hiệu hay từ địa phương gây khó hiểu, nhầm lẫn.
Nguyên tắc 4: Nội dung hợp đồng phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam.
Nguyên tắc 5: Một số hợp đồng liên quan đến tài sản nên thực hiện công chứng để được bảo vệ của pháp luật.
Nguyên tắc 6: Khi cần thêm bớt nội dung hợp đồng thì cần phải có sự đồng ý của tất cả các bên.
Nguyên tắc 7: Đối với những hợp đồng phức tạp có nhiều ngành luật điều chỉnh cần phải áp dụng đầy đủ tránh cho quá trình thực hiện sau này bị vi phạm.
Nguyên tắc 8: Các điều khoản trong hợp đồng phải đồng nhất tránh mâu thuẫn xung đột lẫn nhau.
4. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
- Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi đặt bút ký kết hợp đồng;
- Tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các vấn đề liên quan;
- Tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về hình thức hợp đồng;
- Hợp đồng phải đầy đủ các nội dung cơ bản và lường trước các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai và phương án xử lý tình huống.
- Tư duy trong Hợp đồng phải nhất quán, logic không được mâu thuẫn các điều khoản với nhau;
- Áp dụng các từ ngữ trong hợp đồng cần rõ ràng dễ hiểu, tránh mơ hồ và đa nghĩa;
- Áp dụng các thuật ngữ chuyên ngành một cách cẩn trọng, đúng bản chất;
- Các điều khoản viện dẫn lẫn nhau trong hợp đồng phải đúng và phù hợp;
- Quy định về quá trình thực hiện hợp đồng cần diễn ra theo trình tự nhất quán về mặt thời gian;
- Các bước thực hiện hợp đồng cần có khoảng thời gian hợp lý để khả thi thực hiện;
- Không đưa các điều khoản mang tính chất đánh đố, không thực hiện được vào Hợp đồng;
- Lựa chọn các giải pháp pháp lý một cách khả thi nhất tránh đưa ra các giải pháp bất khả thi trong thực tiễn;
- Nội dung hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội;
- Tham khảo ý kiến của luật sư.
Xem thêm:
- Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan.
- Hợp đồng đặt cọc thực tiễn áp dụng.
- Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh như thế nào?
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2022
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai gồm những gì?
Trên đây là những chia sẻ về nguyên tắc và kỹ năng soạn thảo hợp đồng mà bạn nên biết. Hy vọng qua bài viết bạn có thể nắm rõ được những kiến thức này và áp dụng vào cuộc sống.
____________________________
Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi:
Công ty Luật TNHH Đại Việt
Phòng Pháp luật Doanh nghiệp (vnlaw) tầng 5 tòa nhà số 9 Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Luật sư Phạm Xuân Dương- phó giám đốc
Mobile: 0933668166; zalo: 0933668166
Email: xuanduong@luatdaiviet.vn